Hướng dẫn thủ tục
Đăng ký khai tử
I. Đối tượng áp dụng
ĐSQ thực hiện việc đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam đã chết tại Ba Lan và Lítva.
II. Hồ sơ
- Tờ khai đăng ký khai tử (khai bằng tiếng Việt, có dấu).
- Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay thế giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền của Đức cấp.
- Hộ chiếu của người đã chết.
- Hộ chiếu, Giấy tờ chứng minh về tình trạng cư trú tại Ba Lan/Lít va của người đi khai tử.
- Đối với trường hợp làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc khai tử đã đăng ký tại cơ quan hộ tịch nước ngoài, thì thay thế giấy báo tử bằng giấy khai tử của Đức trong hồ sơ.
Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, ĐSQ cấp 01 bản chính Trích lục khai tử.
Trường hợp đã đăng ký khai tử tại cơ quan hộ tịch nước ngoài, thì ĐSQ ghi vào sổ hộ tịch và cấp 01 bản chính Trích lục ghi chú thay đổi hộ tịch.
Lưu ý
- Giấy tờ trong hồ sơ phải là bản sao có chứng thực (trừ trường hợp yêu cầu phải nộp bản chính) hoặc bản sao không có chứng thực kèm theo xuất trình bản chính để đối chiếu (Điều 2.5 và Điều 3.2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ).
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Ba Lan cấp không phải hợp pháp hóa lãnh sự. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ, ĐSQ yêu cầu giấy tờ phải được chứng nhận lãnh sự của cơ quan có thẩm quyền của sở tại.
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba cấp, thì phải được hợp pháp hóa theo quy định.
- Đối với giấy tờ được lập bằng tiếng nước ngoài, thì phải nộp bản dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh có chứng thực chữ ký người dịch theo quy định tại Điều 2.3 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ, nếu không thuộc danh sách cộng tác viên phiên dịch. Trường hợp thông qua ĐSQ để sử dụng dịch vụ dịch thuật đối với hồ sơ hoặc giấy tờ, thì người đề nghị thanh toán các chi phí phát sinh.
- Trường hợp có căn cứ nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ, ĐSQ có thể yêu cầu cơ quan chức năng liên quan tiến hành xác minh.